Chống thấm chân tường như thế nào để hiệu quả ?
Chân tường là nơi tiếp xúc giữa mặt đất và tường. Là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước nên tình trạng thấm dột nước là điều thường xuyên xảy ra. Chân tường thấm dột thường gây nên các hiện tượng tường bị ẩm mốc, nứt nẻ, vàng úa gây mất độ thẩm mỹ của ngôi nhà, ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình. Vậy chúng ta cần chống thấm chân tường như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nguyên nhân gây nên thấm dột chân tường
Có hai nguyên nhân chính gây nên tình trạng thấm dột chân tường đó là:
Nguyên nhân chủ quan: Do trong quá trình xây dựng sử dụng vật liệu (cát, đá, sỏi, xi măng,…)kém chất lượng hoặc không pha đúng tỉ lệ. Không sử dụng vật liệu chống thấm để xử lý phần chống thấm cho chân tường. Một phần cũng là do tay nghề thợ xây kém chuyên nghiệp.
Nguyên nhân khách quan: Nguyên nhân khách quan làm hư hỏng chân tường nhanh là do sự thay đổi của thời tiết ( mưa, nắng thất thường, mưa nhiều, làm ứ đọng nước, thời gian kéo dài nước ngấm vào chân tường làm hư hỏng).
Phương pháp chống thấm chân tường truyền thống
Hiện nay có rất nhiều cách cũng như sản phẩm để chống thấm nhà, tuy nhiên những phương pháp truyền thống vẫn được sử dụng bởi nó tiết kiệm. Tuy nhiên, liệu cách này hiệu quả chống thấm có cao không?
Sử dụng gạch, đá để ốp tường
Gạch hay đá được in những hoa văn cực kỳ đẹp mắt dùng để ốp vào tường dùng để trang trí vô cùng đẹp mắt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khả năng chống thấm của gạch, đá không tốt. Bởi khi có nước, vật liệu này không chống thấm được mà còn ngấm ngược trở lại gây làm hư hỏng hơn. Vì thế, cách này không nên sử dụng.
Sử dụng giấy dán tường để chống thấm chân tường
Sử dụng giấy dán tường không phải là cách hay để chống thấm chân tường bởi vì. Giấy dán tường không những không có tác dụng chống thấm mà còn dễ bung, nát ra, khi có nước mưa vào. Hơn nữa, màu của các loại giấy dán tường bị phai ra ngấm vào tường càng làm cho tường bị bẩn, loang lổ rất xấu. Vậy nên loại bỏ cách này.
Cách chống thấm chân tường khoa học và hiệu quả nhất
Chống thấm chân tường bằng hóa chất lỏng Water seal DPC
Đây là một loại dung dịch chống thấm cực tốt vì nó có tính thẩm thấu vào vật liệu tốt. Nó được tạo nên từ hỗn hợp nước, phụ gia cùng vật liệu chống thấm nên có tính chống thấm tốt hơn bao giờ hết.
Vật liệu này sẽ thẩm thấu vào vữa tạo phản ứng gắn kết giữa các mao mạch, làm tăng độ bền và chống thẩm thấu tốt hơn. Khi thi công bằng dung dịch này, bạn có thể phun bằng bình phun áp lực thấp hoặc quét chổi/ dùng lăn lăn lên bề mặt cần chống thấm.
Tuổi thọ của dung dịch chống thấm này kéo dài từ 20- 25 năm nên có thể thấy Water Seal DPC là vật liệu chống thấm rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam.
Chống thấm chân tường bằng bơm gel chống thấm Úc
Gel chống thấm Úc là loại gel chống thấm tốt được tin cậy sử dụng. Tuy nhiên, trước khi phun gel này lên, chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ chân tường, lau dọn sạch sẽ bụi bẩn, ẩm mốc,…để tăng độ kết dính của gel lên bề mặt.
Hướng dẫn thi công:
Bước 1: Trước khi phun gel chống thấm Úc vào chân tường, cần sử dụng máy khoan bê tông để khoan những lỗ cách nhau một khoảng nhất định.
Nếu tường đơn thì dùng mũi khoan sâu 8cm, khoảng cách các lỗ là 10cm, khoan cách nền tầm 20cm. Nếu tường đôi thì dùng mũi khoan sâu 19cm. Vị trí khoan ở mạch giữa, cách nền tầm 20cm, các lỗ khoan rộng từ 10-12cm. Sau đó lau dọn, thổi thật sạch bụi bám bên trong các lỗ.
Bước 2: Bơm gel chống thấm
Sử dụng loại bơm chuyên dụng để bơm gel chống thấm vào các lỗ hổng. Rút bơm dần ra đợi 3-4 h đồng hồ gel thẩm thấu vào bê tông đảm bảo khả năng chống thấm cao nhất.
Bước 3: Trát các lỗ khoan lại bằng dung dịch Water Seal
Dùng Water Seal trộn với xi măng, cát, nước tạo thành hỗn hợp vữa sền sệt, rồi trát lại tường, lấp hết cách lỗ khoan. Đây là dung dịch có khả năng kết nối các mao mạch trên vật liệu tốt nên dùng nó để trát lại chân tường là lựa chọn thông minh.
Bước 4: Hoàn thiện sau khi bơm gel
Sau khi bơm gel và trát lại tường, đợi khoảng 1 tháng để các vật liệu khô lại, sau đó mới tiến hành sơn lại tường.
Kỹ thuật chống thấm ngược chân tường
Chống thấm ngược chân tường cũng được coi là một cách để chống thấm chân tường cực kỳ tốt. Tuy nhiên, phải biết cách thi công mới đảm bảo được độ kết dính của vật liệu chống thấm với chân tường. Cần thực hiện những bước sau:
Bước 1:
Vệ sinh thật sạch sẽ bề mặt chống thấm. Tạo độ ẩm và giúp kết dính tốt hơn bằng nước sạch.
Bước 2:
Quét lớp vữa lên bề mặt 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 tiếng. Trung bình 2-6kg/m2 tùy vào bề mặt cần chống thấm.
Bước 3:
Dùng nilong hoặc bao tải che phủ bề mặt. Tránh hiên tượng khô quá nhanh làm cho vật liệu giảm tác dụng chống thấm.
Bước 4:
Kiểm tra lại bề mặt chân tường. Nếu có hiện tượng rò rỉ cần sử dụng vật liệu khác để trét vào kẻ hở.
Một số vật liệu chống thấm tốt nên sử dụng để chống thấm ngược chân tường:
- Chất lỏng dạng quét đàn hồi gốc nhựa PE
- Phụ gia xi măng trộn với phụ gia chống thấm
- Màng bitum chống thấm đàn hồi tốt.
Bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu cho quý khách những phương pháp chống thấm chân tường hiệu quả tốt nhất. Mong rằng quý khách sẽ lựa chọn được phương pháp phù hợp và sản phẩm chống thấm ưng ý. Để mua được các vật liệu cũng như loại chống thấm tốt nhất, bạn nên đến các đại lý vật liệu xây dựng uy tín để tìm mua. Đặc biệt nhờ sự tư vấn của chuyên gia đầu ngành xây dựng để được hỗ trợ thi công chống thấm tại hà nội liên hệ ngay.094 162 7227
->>> Tham khảo thêm : chống thấm nhà vệ sinh
->>> Tham khảo thêm : chống thấm sân thượng
->>> Tham khảo thêm : màng chống thấm hdpe