Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Xây Dựng

Đối với một số lĩnh vực hoạt động hiện nay tại Việt Nam một số lĩnh vực có điều kiên yêu cầu các cá nhân cần phải có chứng chỉ hành nghề, trong trong đó có các hoạt động liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Khi tiến hành làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng các cá nhân, tổ chức đã gặp không ít khó khăn và vướng mắc. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho chúng ta một số thông tin tham khảo theo luật hiện hành mới nhất (Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 59/2015/NĐ-CP).

  1. Một số thông tin về chứng chỉ hành nghề xây dựng

  • Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?

Cũng giống như chứng chỉ năng lực xây dựng của các tổ chức, doanh nghiệp, chứng chỉ hành nghề xây dựng là bản đánh giá của cơ quan có thẩm quyền (Bộ xây dựng hoặc Sở xây dựng) đối với cá nhân có đủ điều kiện để tham gia vào các hoạt động xây dựng. Theo quy định của pháp luật hiện hành nếu cá nhân không có chứng chỉ hành nghề sẽ không được hành nghề độc lập và không được đảm nhận chức danh theo quy định tại điều 148 luật xây dựng.

  • Những lĩnh vực hoạt động xây dựng nào cần có chứng chỉ hành nghề?
Xem thêm:   Những Công Dụng Chủ Yếu Của Máy Dùi

Hiện nay, theo quy định của Nghị định 100/2018/NĐ-CP thì các cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực sau đây muốn giữ chức danh chủ chốt (chủ nhiệm, chủ trì, giám sát trưởng, giám sát viên, chỉ huy trưởng, giám đốc quản lý dự án) trong các tổ chức doanh nghiệp thì cần phải có chứng chỉ hành nghề:

  • Khảo sát xây dựng (địa hình, địa chất).
  • Thiết kế quy hoạch.
  • Thiết kế xây dựng công trình (Thiết kế kết cấu, kiến trúc, cơ điện, cấp thoát nước, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, nông nghiệp và phát triển nông thôn).
  • Giám sát thi công xây dựng. (Dân dụng, công nghiệp, HTKT, Giao thông, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, lắp đặt thiết bị công trình).
  • Định giá xây dựng.
  • Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

  1. Điều kiện để cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

 Các cá nhân khi có nhu cầu xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cần phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể như:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Được phép cư trú làm việc tại Việt Nam.
  • Có trình độ chuyên môn kinh nghiệm phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ:
  • Đối với chứng chỉ hạng 1, các cá nhân cần phải đảm bảo có trình độ đại học phù hợp với chuyên ngành và có kinh nghiệm 7 năm hoạt động (Trước đây phải có chứng chỉ hành nghề cũ còn hạn hoặc hết hạn).
  • Chứng chỉ hạng 2 yêu cầu các cá nhân có trình độ đại học chuyên ngành và kinh nghiệm là 4 năm hoạt động.
  • Đối với chứng chỉ hạng 3 nếu cá nhân có trình độ đại học thì yêu cầu về thời gian kinh nghiệm là 2 năm, còn nếu cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thì thời gian kinh nghiệm phải đạt ba năm làm việc.
  • Ngoài những yêu cầu này, để được cấp chứng chỉ hành nghề cá nhân còn phải đạt yêu cầu sát hạch được cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
Xem thêm:   Máy Cắt Bê Tông Được Dùng Khi Nào ? Tính Năng Vượt Trội

Chứng chỉ hành nghề hạng 1 do Cục quản lý hoạt động xây dựng cấp, chứng chỉ hành nghề hạng 2, hạng 3 do Sở xây dựng các tỉnh, thành phố và các hội nghề nghiệp được Bộ Xây dựng chấp thuận tổ chức thi và cấp.

  1. Quy trình cấp chứng chỉ hành nghề cá nhân

 Quy trình để cấp Chứng chỉ hành nghề xây dựng cho các cá nhân gồm các bước:

  • Bước 1: cá nhân chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định tại điều 55 Nghị định 100/2018/ NĐ – CP và gửi đến cục quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ xây dựng hoặc bộ phận một cửa của Sở xây dựng.
  • Bước 2: bộ phận sát hạch kiểm tra hồ sơ. (Tính hợp lệ của hồ sơ ra thông báo những hồ sơ đủ điền kiện và không đủ điều kiện sát hạch)
  • Bước 3: tiến hành sát hạch cấp chứng chỉ.
  • Bước 4: cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân theo mã số đã được bộ xây dựng cấp.

  1. Những lý do nên lựa chọn tư vấn dịch vụ tại Viện quản lý xây dựng

Với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo cán bộ xây dựng, Viện quản lý xây dựng đã giúp hàng nghìn cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề thành công với thời gian nhanh chóng. Đến với chúng tôi quý khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích như:

  • Được các chuyên gia tư vấn hàng đầu cung cấp đầy đủ và chi tiết những thông tin quy định mới nhất của pháp luật hiện hành về điều kiện, quy trình, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề.
  • Với tác phong làm việc chuyên nghiệp, viện quản lý xây dựng có thể xử lý hồ sơ của khách hàng nhanh chóng, đồng thời đánh giá tỷ lệ thành công của hồ sơ trước khi gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.
  • Chúng tôi hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ, kê khai thông tin và nộp hồ sơ đến Bộ xây dựng hoặc Sở xây dựng .
  • Viện quản lý xây dựng có nhiều chính sách ưu đãi dành cho khách hàng nhằm giúp các chủ thể có thể cách giảm được phần lớn những chi phí không cần thiết.
Xem thêm:   Hướng dẫn tự sơn cửa sắt đẹp tại nhà

Chứng chỉ hành nghề xây dựng có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với các cá nhân mà còn là cơ sở cũng như điều kiện để giúp các doanh nghiệp có thể xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Chính vì vậy nếu như chúng ta vẫn còn những thắc mắc và băn khoăn về quy trình thủ tục khai việc kê khai thông tin chuẩn bị hồ sơ để xin cấp lại chứng chỉ này bạn có thể liên hệ trực tiếp với Viện quản lý xây dựng qua hotline: 0989.445.365 hoặc truy cập trực tiếp vào website: https://vienquanlyxaydung.com/  để tham khảo thêm những thông tin hữu ích khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan